1.TỔNG QUAN LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT CỐT SỢI THỦY TINH :
TCCS 38:2022/TCĐBVN ÁO ĐƯỜNG MỀM CÁC TIÊU CHUẨN VÀ CHỈ DẪN THIẾT KẾ
TC lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh trên Quốc Lộ 1A đoạn Cầu Giát – Hoàng Mai
Hiện nay lưới cốt sợi thủy tinh đang trong giai đoạn xây dựng Quy trình đồng bộ để áp dụng đại trà trong xây dựng đường Giao thông tại Việt Nam. Tuy nhiên các anh chị em tư vấn thiết kế & thi công hoàn toàn có thể vận dụng được Quyết định hướng dẫn tạm thời số 2218/QĐ-BGTVT về việc sử hướng dẫn sử dụng, bổ sung một số nội dung kỹ thuật trong công tác thiết kế … trên mặt đường ô tô. Ngoài ra các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ cuối bài này để nhận tài liệu và tư vấn chuyên sâu.
2.KHÁI QUÁT VỀ LƯỚI SỢI THỦY TINH:
2.1.Khái niệm và tác dụng:
Lưới sợi thủy tinh là một vật liệu xây dựng lạng lưới – Dệt với mục đích gia cố lớp kết cấu áo đường mềm Bê tông aspharl ( KCADM) và làm chậm quá trình xuất hiện của các vết nứt. Giúp mặt đường không bị lún nứt, ổ gà, lượn sóng…..
Kết cấu mặt đường có sử dụng lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh
Có 4 lý do chính để Lưới sợi thủy tinh được dùng làm vật liệu gia cố KCAD mềm:
(1) Mô đun đàn hồi sợi thủy tinh lớn, (2) Chịu được nhiệt độ cao (>300oC), (3) Độ dãn dài cực thấp (<3%); (4) Dễ thi công không cần thiết bị chuyên dụng, hàng sẵn có,(5) Giá thành vật liệu rất hợp lý
Mô đun đàn hồi (mô đun Young):
– Lưới sợi thủy tinh 70 000 MPa
– Lưới sợi polyester 5 000 MPa tới 10 000 MPa
– Lưới sợi polypropylène 4 000 MPa
– Bê-tông trộn bitum từ 5 000 MPa tới 15 000 MPa
Kết cấu điển hình MCN sử dụng lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh
2.2.Hướng dẫn sử dụng:
Bảo quản Lưới cốt sợi: Lưới giao đến công trình được bọc lớp Nilon & Lớp vải PP bảo vệ tuy nhiên nếu chưa thi công ngay thì Nhà thầu vẫn phải để trong kho khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.
Trong quá trình vận chuyển và lưu kho, không được bóc lớp màng nilông bảo vệ bên ngoài. Chỉ được bóc ra trước khi sử dụng. Không được gấp lưới.
Giao hàng lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh tại dự án đường đi Cảng Hải Phòng
3.THI CÔNG LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT CỐT SỢI THỦY TINH
3.1.Chuẩn bị nền đường cần thi công:
Lấp đầy các ổ gà, xử lý các vết nứt nếu cần thiết, cũng như xử lý những hư hỏng để tạo độ phẳng tương đối.
Quét dọn nền đường: Nền đường phải được dọn sạch tất cả các loại rác cũng như các cành cây, các chất không thấm hút nhũ tương.
Trải lưới cốt sợi thủy tinh sau khi làm sạch nền đường và tưới nhũ tương theo định mức
Kiểm tra chất lượng của nhũ tương sao cho hai lớp bê-tông aspharl và lưới sợi thủy tinh được kết dính tốt với nhau.
3.2.Thi công trải lưới:
Xếp các cuộn lên trục đường: Chú ý trải lưới sợi thủy tinh đúng ngay từ những mét đầu tiên để tránh phải chỉnh sửa làm hư hỏng gấp nếp lưới sợi thủy tinh.
Đảm bảo mặt bằng thi công bằng phẳng, lưới được trải đều trên bề mặt
Trải tiếp cuộn thứ hai, tưới nhũ tương tạo độ kết dính lên đoạn nối giữa hai tấm lưới 20cm. Phải đảm bảo đoạn nối giữa hai cuộn chồng lên nhau theo chiều dài từ 10 đến 30 cm. Không được nhỏ hơn 10cm.
Kiểm tra khả năng dính bám của Lưới cốt sợi thủy tinh với nền đường
Khi tiếp tục trải lưới sợi thủy tinh theo chiều ngang của con đường thì sẽ xuất hiện những đoạn nối có 3 hoặc 4 lớp lưới chồng lên nhau. Tại các điểm này, chúng ta phải cắt bớt sao cho chỉ tồn tại nhiều nhất là 2 lớp chồng lên nhau.
Nếu các lớp chồng lên nhau nhiều hơn 2 thì sẽ không thể đảm bảo sự kết dính tốt nhất với các lớp bê-tông aspharl.
Bố trí mối nối lưới cốt sợi thủy tinh trên mặt bằng
Đoạn kết nối theo chiều ngang phải đảm bảo lớn hơn 20 cm, theo chiều thi công của con đường, do đó phải xếp tấm lưới thứ nhất chồng lên tấm lưới thứ hai sao cho các phương tiện máy móc trong quá trình thi công không làm lật mép lưới lên. Sau đó tiếp tục tưới một lớp nhũ tương lên những đoạn nối này.
3.3.Phủ bê-tông asphal:
Cuối cùng, trải lên trên một lớp bê-tông aspharl