Hầm Biogas được sử dụng rất phổ biến, nhận được sự quan tâm và ưa chuộng của đông đảo các trang trại và hộ chăn nuôi. Để thi công một công trình sử dụng màng HDPE cần chuẩn bị kỹ càng các khâu để công trình có chất lượng tốt nhất khi hoàn thành.
Kiểm tra chất lượng HDPE và mặt bằng
A.Công tác chuẩn bị thi công màng HDPE
1.Khâu chuẩn bị:
Mặt bằng để thi công màng chống thấm HDPE cần được chuẩn bị sạch sẽ, bằng phẳng, không đọng vũng nước và nền đất cần đầm chắc.
Nền đất thi công mặt bằng màng chống thấm không được có đá sỏi hay những vật khác có hình dạng nhọn để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng của màng chống thấm.
Nền đất thi công màng HDPE không được quá yếu và có nguy cơ sụp lún làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình thi công bằng màng HDPE.
2.Rãnh neo
Đơn vị thi công công trình màng chống thấm HDPE cần xây dựng rãnh neo để có thể trải màng chống thấm HDPE, chiều rộng, chiều sâu cần phải đúng theo với thiết kế để việc thi công. Rảnh neo được thi công chắc chắn, đúng thiết kế sẽ giúp cho công trình chắc chắn, hạn chế được tình trạng hư hỏng, các mối hàn bị bung, tróc làm ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của công trình thi công.
3.Công đoạn trải màng chống thấm
Trong quá trình trải màng chống thấm lên khu vực thi công, đơn vị thi công cần chú ý đến các yếu tố thời tiết và môi trường để việc thi công trải màng được diễn ra một cách phù hợp nhất. Điều này sẽ góp phần giúp cho các công đoạn hàn, lắp mối nối của công trình màng chống thấm được diễn ra thuận lợi nhất.
4.Khâu hàn màng chống thấm cho công trình
Công đoạn này đơn vị thi công sẽ dùng các thiết bị chuyên nghiệp để gắn kết những tấm màng HDPE lại với nhau bằng phương pháp nhiệt. Giúp những tấm màng tách rời được kết dính với nhau một cách chắc chắn và hiệu quả nhất.
Các mối hàn của màng biogas HDPE thường được hàn song song với mái dốc, vì vậy trong quá trình hàn có thể máy hàn sẽ bị lật do độ dốc của công trình. Chính vì vậy, nên hạn chế tối thiểu các mối hàn để thuận lợi cho quá trình thi công.
Tại các điểm chân của mái, các mối hàn ngang không nên vượt quá độ dài 1,5m. Đồng thời những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không nên áp dụng quy tắc này và có thể sử dụng các mối hàn hình chữ thập ở những điểm cuối màng chống thấm và được cắt theo góc 45 độ.
B.Các phương pháp hàn màng chống thấm HDPE
Một số phương pháp hàn được sử dụng phổ biến là phương pháp hàn ép nóng, hàn đùn và hàn khò.
1.Phương pháp hàn ép nóng:
Phương pháp hàn ép nóng là phương pháp được sử dụng cho những tấm màng chống thấm được đặt liền kề với nhau. Phương pháp này không được sử dụng nhiều để hàn các điểm góc hay các chi tiết nhỏ. Thiết bị được sử dụng để hàn màng HDPE là máy hàn ép nóng, có độ nóng ổn định để đảm bảo các mối hàn được đều và liên tục. Sau khi hàn, các mối hàn sẽ được kiểm tra, kiểm định lại bằng áp suất không khí để đảm bảo các mối hàn luôn đạt được chất lượng tốt nhất.
Thi công hàn kép màng chống thấm HDPE
2.Phương pháp hàn đùn:
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong khâu sửa chữa hoặc hàn các chi tiết đặc biệt, các góc cạnh của màng HDPE. Phương pháp này cũng mang đến sự thuận tiện cho người dùng khi có thể hàn trực tiếp một tấm màng chống thấm mới với tấm đã được dùng trước đó mà không cần phải nêm trần như khi sử dụng phương pháp ép nóng.
3.Phương pháp hàn khò:
Đây là phương pháp được sử dụng để sửa chữa, vá các chỗ hư hỏng hoặc dùng để hàn những tấm màng HDPE mỏng và nhỏ sẽ thuận tiện cho quá trình thi công.
Trên đây là chi tiết của quá trình thi công một công trình sử dụng màng chống thấm như HDPE, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu hơn về quá trình xây dựng các công trình.